Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT

1.  THÔNG TIN CHUNG


Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì ?
@ VietGAP (gọi tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

@VietGAP trồng trọt dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trồng trọt Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.@ VietGAP chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: phân bón, đất, thuốc trừ sâu…để sản phẩm trồng trọt an toàn
2. LỢI ÍCH ÁP DỤNG VIETGAP
-   Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
-   Sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
-   Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
-   Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
-   Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
-   Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
-   Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
ít nhất 1 vụ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Giấy chứng nhận VietGAP
5. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG 
DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
Mọi chi tiết xin liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299
@ Email: vietcert.kd88@gmail.com

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Chứng nhận iso 9001:2015 - hotline 0903 509 161

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015

Tùy từng Tổ chức chứng nhận quy định các bước thực hiện có thể khác nhau ở một vài bước, nhưng chung quy lại các Tổ chức chứng nhận tuân thủ ISO 17021 đều có quy trình chứng nhận như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Tổ chức có nhu cầu xin đăng ký chứng nhận, liên hệ với các Tổ chức chứng nhận ( VIETCERT)  để lấy form đăng ký chứng nhận, ghi nhận đầy đủ các thông tin.
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
      Tổ chức chứng nhận sau khi nhận được đăng ký chứng nhận của bên đăng ký chứng nhận sẽ tiến hành hoạt động xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá, các hoạt động này gồm có:
  • Xác nhận phạm vi chứng nhận hệ thống quản lý
  • Tính số ngày công đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2
  • Báo giá chứng nhận
  • Xác nhận hợp đồng và lập kế hoạch đánh giá
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Tổ chức chứng nhận và bên đăng ký chứng nhận thỏa thuận về ngày đánh giá giai đoạn 1 để khẳng định mức độ sẵn sàng của hệ thống quản lý chất lượng cho đợt đánh giá chính thức hay còn gọi là đánh giá giai đoạn 2. Thông thường, các hoạt động đánh giá giai đoạn 1 được thực hiện tại văn phòng của Tổ chức chứng nhận thông qua hệ thống tài liệu mà bên đăng ký chứng nhận gửi cho Tổ chức chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
            Đánh giá giai đoạn 2 được tổ chức chứng nhận thực hiện tại bên đăng ký chứng nhận. Số lượng ngày công đánh giá phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của hệ thống quản lý,....Sau cuộc đánh giá, đoàn đánh giá sẽ đưa ra các phát hiện đánh giá, các phát hiện này bao gồm:
  • Điểm không phù hợp loại 1
  • Điểm không phù hợp loại 2
  • Các điểm lưu ý, khuyến nghị cải tiến
Đối với các điểm không phù hợp loại 1 và loại 2 bắt buộc các tổ chức đăng ký chứng nhận phải khắc phục và gửi bằng chứng khắc phục cho Tổ chức được chứng nhận.
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ chứng nhận
            Kết thúc quá trình đánh giá giai đoạn 2, theo phạm vi chứng nhận được thống nhất lại giữa Đoàn đánh giá và bên được đánh giá, hồ sơ đánh giá được gửi về Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ phải cử cán bộ thẩm xét hồ sơ đánh giá theo quy định. Nếu đầy đủ, thì sẽ kiến nghị cấp giấy chứng nhận iso 9001. Trường hợp, còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ có thể liên hệ với khách hàng để bổ sung hồ sơ.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý
Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm, trên giấy chứng nhận phải bao gồm:
  • Tên tổ chức được chứng nhận
  • Địa chỉ của bên được chứng nhận
  • Chuẩn mực chứng nhận: ISO 9001:2015
  • Phạm vi chứng nhận: ví dụ sản xuất và cung ứng....
  • Thời gian hiệu lực
  • .....
Bước 7: Thực hiện giám sát định kỳ hoặc đột xuất
Theo quy định, trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ giám sát định kỳ theo như hợp đồng đã ký kết giữa tổ chức chứng nhận và bên được chứng nhận.
  • Có thể định kỳ 12 tháng/lần
  • Đột xuất khi có khiếu nại hoặc phát hiện việc sử dụng sai mục đích giấy chứng nhận
Bước 8: Chứng nhận lại
            Tổ chức có nhu cầu chứng nhận lại thì liên hệ với Tổ chức chứng nhận trước khi hết hiệu lực giấy chứng nhận 2 tháng để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục như bước 1.


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mail: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

chứng nhận hợp quy - 0903 515 430

NĐ 15/2018/NĐ-CP hiệu lực ngày 02/02/2018 yêu cầu


Thực phẩm hiện nay trước khi đưa ra thị trường cần phải thực hiện công bố và tự công bố

Đối tượng tự công bố, công bố  thực phẩm

Việc chuẩn bị cho công bố  thông thường khâu khó nhất vẫn là khâu chuẩn bị hồ sơ. Hôm nay chúng ta sẽ vào tìm hiểu Bộ hồ sơ công bố  thực phẩm gồm những  gì hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu thông tin.

TỰ CÔNG BỐ
CÔNG BỐ
.    Đối tượng
-       Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
-       Phụ gia thực phẩm
-       Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
-       Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm
-       Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tp dinh dưỡng y học, tp dùng cho chế độ ăn đặc biệt
-       Sản phẩm cho trẻ đến 36 tháng tuổi
-       Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới, phụ gia k thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng

Hồ sơ tự công bố, công bố thực phẩm

Tự công bố 
 1.    Bản tự CB theo mẫu 01 phụ lục I theo NĐ này

      2.  Phiếu  kqtn thời hạn 12 tháng 
Công bố
  • Nhập khẩu:
    1.      Bản CB mãu 02 phụ lục I ban theo NĐ này
    2.      Giấy chứng nhận lưu hành tự do
    3.      Phiếu  kqtn thời hạn 12 tháng
    4.      Bằng chứng khoa học
    5.      Giấy chứng nhận cơ sở đủ đk ATTP
    Chứng nhận GMP đối với tp bảo vệ sức khỏe(bắt buộc từ 1/7/2019)
    Sản xuất trong nước:
    1.      Bản CB mãu 02 phụ lục I ban theo NĐ này
    2.      Phiếu  kqtn của sp trong 12 tháng
    3.      Bằng chứng khoa học
    4.      Giấy cn cơ sở đủ đk ATTP
    Giấy cn GMP đv tp bảo vệ sức khỏe bắt buộc từ 1/7/2019)


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
hotline 0903 515 430
mail nghiepvu2.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VIETGAP TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN MỚI VÀ VIETGAP CŨ

       Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn).   Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ.   
Phân biệt quy trình VietGAP cũ và Tiêu chuẩn VietGAP: 
* Giống nhau: 
   Quy trình VietGAP Cũ và Tiêu chuẩn VietGAP mới áp dụng cho vùng sản xuất và sơ chế giống nhau dựa trên 4 yêu cầu chính:
  1. An Toàn Thực Phẩm
  2. An Toàn Môi Trường
  3. An Toàn Cho Người Lao Động
  4. Truy xuất được nguồn gốc
    Quản lý trong quá trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới, phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại. 
* Khác nhau:  
- Tiêu chuẩn VietGAP mới các mục tiêu chí rõ ràng hơn so với Quy trình VietGAP cũ như:
+ Bảo quản thuốc BVTV yêu cầu tiêu chuẩn mới có dụng cụ chứa hoặc kho thuốc BVTV, có dụng cụ trống chảy tràn.+  Phải có sơ đồ khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.+ Lấy mẫu phân tích sản phẩm dựa trên đánh giá mối nguy ảnh hưởng tới sản xuất+ Trong đánh giá nội bộ nếu có điểm không phù hợp phải khắc phục trước khi bán sản phẩm cho khách hàng.+ Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở có nhiều địa điểm phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm+ Cần có danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất, trong đó bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại+ Đối với rau mầm không được dùng phân bón và thuốc BVTV+ Đối với sản xuất chè phải loại hết cỏ dại chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids- Tiêu chuẩn VietGAP mới yêu cầu xây dựng tài liệu cụ thể hơn so với quy trình VietGAP cũ như : quy định kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng, quy định đánh giá nội bộ, quy định xử lý sản phẩm không phù hợp, quy định khiếu nại...- Phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế và có kế hoạch kiểm soát các mối nguy 
=> Tiêu chuẩn VietGAP mới dễ áp dụng hơn so với quy trình VietGAP Cũ

Lợi ích khi áp dụng VietGAP 
- Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
- Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
- Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
   VietCert là tổ chức của Việt Nam được Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận hoạt động chứng nhận quy trình thực hành trồng trọt tốt phù hơp tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (Vietgap trồng trọt) theo số 417/TĐC-HCHQ.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ:
Ms. Nguyễn Trâm 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN VIETGAP

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.


      VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.


   Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, cần được giải đáp vui lòng:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830

  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP - 0905727089


Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, năm 2006, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên.

Vào ngày 28/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên là VietGAP (viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices). Đây là một bộ quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, được áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Hình ảnh có liên quan

Nấm là loại thức ăn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, nhưng quá trình trồng và chăm sóc cần có kỹ thuật cũng như thời gian nên giá thành cao hơn so với nhiều loại rau khác. Trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển tốt.

Để đạt được tiêu chuẩn nấm sạch VietGAP, nhà lồng trồng nấm phải tách biệt với các khu nuôi trồng khác để nấm không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, các chất độc hóa học từ môi trường cũng như dễ dàng kiểm soát các vi sinh vật gây hại trong nhà nấm. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích có hại cho nấm.

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho cơ quan quản lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN


Đăng ký công nhận lưu hành phân bón theo Nghị Định 108/2017/NĐ-CP
Đăng ký lưu hành phân bón là gì?

Đăng ký lưu hành phân bón là việc làm bắt buộc đối với Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) khi sản xuất phân bón hay nhập khẩu phân bón theo quy định được nêu rõ tại Nghị Định 108/2017/NĐ-CP
Quy định về đăng ký lưu hành phân bón

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 đã quy định việc đăng ký lưu hành phân bón như sau:
Những loại phân bón không được công nhận lưu hành
  •      Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành;
  •         Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
  •         Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành;

Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:
  •         Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
  •         Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành;
  •         Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại;


Hình thức công nhận phân bón lưu hành
Công nhận lần đầu:
  •        Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
  •        Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
  •        Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.

Công nhận lại
  •        Phân bón hết thời gian lưu hành;
  •        Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
  •         Chuyển nhượng tên phân bón; Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành. 2 Trường hợp này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.

Hồ sơ đăng ký lưu hành phân bón lần đầu:
  •         Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP
  •         Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
  •         Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định 108/2017/NĐ-CP)
  •         Hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định Nghị định 108/2017/NĐ-CP);
  •         Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Hồ sơ đăng ký lại lưu hành phân bón:
  •        Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
  •         Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón;
  •         Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Việc đăng ký lưu hành phân bón này thực hiện tại Cục Bảo Vệ Thực Vật. Các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định tránh bị xử phạt, để được hỗ trợ tư vấn thực hiện nhanh chóng chi tiết hơn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi ngay hôm nay

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  • Hotline: 0903 50 52 71
  • Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP 
ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
VÀ DANH MỤC  THUỐC CẤM ĐƯỢC BỘ NNPTNT BAN HÀNH  NĂM 2018
----------------------

    Theo điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013, điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2015 thì thuốc bảo vệ thực vật cấm đăng ký hoặc bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành trên thị trường Việt nam bao gồm:

1.      Thuốc nằm trong danh mục cấm (Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT)
2.      Thuốc có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người, động vật, môi trường
3.      Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
4.      Thuốc bị trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc với tên thương phẩm của thuốc BVTV khác trong danh mục
5.      Thuốc chứa methyl bromide
6.      Thuốc dùng để phòng trừ vi sinh vật không gây hại thực vật
7.      Thuốc sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dung ở nước ngoài


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợpquy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
--------------------------
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Mr. Đồng: 0903 505 940

Mail: nghiepvu1@vietcert.org