Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Qui trình chứng nhận VietGAP tại tổ chức VietCert - Hương Trà 0905209089

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.


VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Nhà sản xuất đáp ứng những yêu cầu sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận về Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp. Hồ sơ gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất, chủng loại sản phẩm);
- Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Biên bản kiểm tra nội bộ thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá.
- Tài liệu khác (nếu có)
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tôt. Đó là việc áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau quả tươi.
Lợi ích VIETGAP
Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện.
Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng.
Thế rồi vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây VN tham gia vào một dự án có tên “Tăng cường năng lực cạnh tranh” (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ – Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm “Liên kết GAP miền Tây Thái Lan”.
Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây VN cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Cũng trong năm 2005, Tổ chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất rau, cà phê ở Đà Lạt. Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuần GAP.
Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có “GAP” cho VN nên chi nhánh Hội Làm vườn VN được tổ chức Syngenta VN tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 – 2007. Đoàn do TS Võ Mai – Chủ tịch Hiệp hội Trái cây, dẫn đầu cùng với 6 thành viên khác. Người viết bài này cùng tham gia chuyến khảo sát và đã thu lượm được những nội dung chủ yếu về bước đi và lợi ích việc thực hành các dạng GAP ở Malaysia.
Tiếp theo đó đoàn cũng đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Thế rồi, ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng.
Đến hôm nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới.
Cụ thể là việc quy định rỏ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và góc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại