Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN


Đăng ký công nhận lưu hành phân bón theo Nghị Định 108/2017/NĐ-CP
Đăng ký lưu hành phân bón là gì?

Đăng ký lưu hành phân bón là việc làm bắt buộc đối với Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) khi sản xuất phân bón hay nhập khẩu phân bón theo quy định được nêu rõ tại Nghị Định 108/2017/NĐ-CP
Quy định về đăng ký lưu hành phân bón

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 đã quy định việc đăng ký lưu hành phân bón như sau:
Những loại phân bón không được công nhận lưu hành
  •      Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành;
  •         Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
  •         Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành;

Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:
  •         Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
  •         Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành;
  •         Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại;


Hình thức công nhận phân bón lưu hành
Công nhận lần đầu:
  •        Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
  •        Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
  •        Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.

Công nhận lại
  •        Phân bón hết thời gian lưu hành;
  •        Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
  •         Chuyển nhượng tên phân bón; Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành. 2 Trường hợp này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.

Hồ sơ đăng ký lưu hành phân bón lần đầu:
  •         Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP
  •         Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
  •         Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định 108/2017/NĐ-CP)
  •         Hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định Nghị định 108/2017/NĐ-CP);
  •         Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Hồ sơ đăng ký lại lưu hành phân bón:
  •        Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
  •         Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón;
  •         Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Việc đăng ký lưu hành phân bón này thực hiện tại Cục Bảo Vệ Thực Vật. Các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định tránh bị xử phạt, để được hỗ trợ tư vấn thực hiện nhanh chóng chi tiết hơn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi ngay hôm nay

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  • Hotline: 0903 50 52 71
  • Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP 
ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
VÀ DANH MỤC  THUỐC CẤM ĐƯỢC BỘ NNPTNT BAN HÀNH  NĂM 2018
----------------------

    Theo điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013, điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2015 thì thuốc bảo vệ thực vật cấm đăng ký hoặc bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành trên thị trường Việt nam bao gồm:

1.      Thuốc nằm trong danh mục cấm (Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT)
2.      Thuốc có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người, động vật, môi trường
3.      Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
4.      Thuốc bị trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc với tên thương phẩm của thuốc BVTV khác trong danh mục
5.      Thuốc chứa methyl bromide
6.      Thuốc dùng để phòng trừ vi sinh vật không gây hại thực vật
7.      Thuốc sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dung ở nước ngoài


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợpquy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
--------------------------
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Mr. Đồng: 0903 505 940

Mail: nghiepvu1@vietcert.org



Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Hướng dẫn thủ tục để xin chứng nhận VietGAP - 0905727089

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐỂ XIN CHỨNG NHẬN VIETGAP


Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 84/2008/QĐ-BNN: Ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP bao gồm

  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định;
  • Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
  • Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức Chứng nhận thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.

Kiểm tra chứng nhận VietGAP

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký Hợp đồng Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

  • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
  • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
  • Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;
  • Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận VietGAP;
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.