Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNHTRỒNG NẤM RƠM - 0905727089


KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỒNG

 NẤM RƠM



Nấm rơm tươi cũng là một loại thực phẩm phổ biến, nhưng để có những thành phẩm nấm tươi cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng thì phải trải qua bao nhiêu công đoạn, quy trình. Mời các bạn cùng xem quy trình trồng nấm rơm để tìm hiều thêm về chế biến và trồng nấm rơm.
ky-thuat-trong-nam-rom

1. Thời vụ trồng nấm rơm

Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.

2. Chuẩn bị rơm cho việc trồng nấm

Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các bước tiến hành:
Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 70 độ C. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.
Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.
Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.
Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.
Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.
Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:
– Rơm rạ mềm hẳn.
– Có màu vàng tươi.
– Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.

3. Chọn meo giống để trồng

Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.
Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.
Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

4. Xếp mô & rắc meo giống

Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.
Chất mô nấm
Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.
Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.
Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

5. Chăm sóc và thu hoạch nấm rơm

Chăm sóc mô nấm
Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.
Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
Thu hái nấm rơm
Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).
Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.
Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.
Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 độ C.
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm Sò (Bào ngư) trên mùn cưa - 0905727089


Hình ảnh có liên quan
1. Nguyên liệu mùn cưa:

Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo...

Mùn cưa mới có thể dùng ngay, nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc ủ để bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.

2. Xử lý mùn cưa:
a. Sàn mùn cưa:

- Sàng mùn cưa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cưa thô hoặc đá sỏi.

- Dụng cụ sàng mùn cưa: Đối với những cơ sở sản xuất ở quy mô lớn thường sử dụng máy sàng mùn cứ còn ở cơ sở sản xuất nhỏ thì dùng lưới sàng mùn cưa.

b. Pha nước vôi:

- Nước vôi dùng để xử lý mùn cưa trồng nấm sò có pH từ 12-13 (1,5kg vôi trong 100 lít nước)

- Cách tiến hành như sau:

+ Cân vôi tôi hoặc vôi sống vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng mùn cưa xử lý;

+ Dùng que khuấy cho vôi hòa tan hoàn toàn trong nước;

+ Kiểm tra độ pH.

c. Làm ướt mùn cưa bằng nước vôi:

- Trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm.

- Tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa bằng vòi sơn, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều.

- Tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết.

- Kiểm tra độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%.

Chú ý: Sau khi làm ướt mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm đồng đều, độ ẩm mùn cưa đạt yêu cầu trước khi ủ đống.

d. Ủ đống mùn cưa:

- Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cứ trước khi ủ (65 – 70%). Nếu độ ẩm quá khô hoặc quá ướt ta phải điều chỉnh ngay.

- Dùng xẻng, cào sắt chất mùn cưa thành đống hình chóp.

- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định dưới chân đống ủ không cho hơi nước thoát ra ngoài.

- Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.

e. Đảo đống mùn cưa: sau 3 – 4 ngày ủ đống

- Tháo tấm bạt ra khỏi đống ủ mùn cưa.

- Kiểm tra độ ẩm khối mùn cưa ở các vị trí khác trên đống ủ.

- Đảo trôn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, tiến hành đảo trộn đều mùn cưa.

- Vun đống mùn cưa thành đống giống đống ủ ban đầu.

- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon.

- Thời gian đảo và ủ đống mùn cưa kéo dài 10 – 12 ngày tùy theo từng loại nguyên liệu. Cứ 3 -4 ngày tiến hành đảo đống ủ một lần.

f. Phối trộn nguyên liệu:

- Công thức phối trộn:

+ Mùn cưa khô: 100kg

+ Bột ngô: 3-5kg

+ Cám gạo: 3-5kg

+ Bột nhẹ: 1-1,5kg. (CaCO3)

- Cách tiến hành:

+ Trải mùn cưa ra nền có độ dày khoảng 10cm.

+ Rãi hỗn hợp cán gạo, bột bắp với bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành đảo trộn vài lần.

+ Đảo trộn khối mùn cưa bằng xẻng và cào sắt cho đến khi phụ gia, hóa chất trộn đều với mùn cưa.

+ Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo từ 60 – 65%.

3. Đóng bịch

- Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông.

- Nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất.

- Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vuông.

- Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.

Chú ý: nguyên liệu đã trộn phụ gia thì phải tiến hành đóng bịch giá thể và đem hấp ngay, không để bịch đã đóng quá 8h hoặc nguyên liệu đã trộn thời gian lâu dẫn đến nguyên liệu bị chua gây nhiễm bệnh.
Kết quả hình ảnh cho bịch nấm

4. Thanh trùng

* Thiết bị hấp: đơn giản nhất là thùng phuy

* Phương pháp: hấp cách thủy trong hơi nước sôi liên tục từ 10 – 12 giờ

* Cách tiến hành:

- Đặt vỉ lót vào thùng phuy.

- Đổ nước sạch vào thùng khoảng 15 - 20cm, sao cho không ngập vỉ lót.

- Xếp xen kẽ các túi giá thể vào nồi hấp để có khoảng trống cho hơi nước thoát lên phần nắp thùng (thùng 200 lít chứa khoảng 60 - 70 túi).

- Phủ nilon lên bề mặt thùng một tấm vải dày hoặc bao bố dày, bên ngoài phủ nilon và tiến hành buộc chặc để hạn chế thoát hơi nước.

- Đốt lò cho đến khi thấy có hơi nước bay lên thẳng là đạt nhiệt độ thanh trùng 95- 1000C và bắt đầu tính giờ hấp thanh trùng.

- Sau khi hấp đủ thời gian đợi nguội và lấy các túi ra khỏi nồi hấp. Các túi sau khi hấp xong phải có mùi thơm đặc trưng.

- Chuyển túi giá thể vào phòng cấy giống, đợi 24 – 48 giờ để các túi giá thể nguội mới được cấy giống.

5. Cấy giống:

- Giống nấm: Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ... Giống là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản xuất như nhau. Do đó giống nấm phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Không bị nhiễm bệnh:

Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ...

+ Giống có mùi thơm dễ chịu:

Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng,  nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại... Giống không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi).

Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non.

Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.

- Cấy giống dạng hạt:

+ Mở nút bông chai (túi) meo giống bằng các kẽ ngón tay và tơi giống bằng cách dùng tay bóp hoặc vò nhỏ meo giống trong bao..

+ Mở nút bông túi giá thể bằng kẻ tay, sau đó mở miệng túi giá thể ra và chuyển giống vào túi giá thể.

+ Đậy nút bông túi giá thể đã có meo giống.

+ Lắc đều túi giá thể để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.

- Chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 5 – 7cm.

6. Nuôi sợi:

- Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28oC, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 22-28 ngày tùy vào mùa hè hay mùa đông tơ nấm sẽ ăn kín túi. Chú ý bịch ươm được xếp cách nhau tư 5-7 cm tránh để xít nhau làm sợi nấm không phát triển được. Khi sợi nấm đã trắng túi chuẩn bị treo bịch, khi bịch đã hoàn tất đem bịch nấm vào phòng ươm, phòng ươm phải thoáng mát ánh sáng yếu bịch xếp cách nhau 3-5cm.Thời gian ươm sợi từ 22-28 ngày khi sợi nấm ăn trắng bịch thì đem bịch treo.

7. Rạch bịch, chăm sóc:

- Chọn những bịch nấm sợi đã kín đáy có màu trắng đồng nhất, gỡ bỏ nút bông nén nhẹ buộc kín miệng đem treo bịch, thông thường một dây treo từ 8- 10 bịch, 1m2 treo được 80- 100 bịch nấm, diện tích tối thiểu cho một nhà treo bịch là 20m2.

- Sau khi treo tiến hành rạch bịch nấm dùng dao lam rạch 4-6 vết xung quanh bịch nấm theo hình zich zắc mỗi vết rạch có chiều dài từ 3-5cm độ sâu khoảng 2-3mm rạch bịch xong không được tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xả nền giữ độ ẩm.

- Sau khi rạch bịch thời gian từ 7-10 ngày nấm bào ngư bắt đầu hình thành từng cụm nhỏ ta tiến hành tưới nước lên bịch bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 3-4 lần tùy theo thời tiết. Hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.

- Cách thu hái nấm: Khi cụm nấm lớn có đường kính từ 5-7cm ta tiến hành thu hái.

Chú ý: Khi hái nấm phải hái cả cụm và bẻ ngược cụm nấm lên, hái xong phải vệ sinh gốc nấm sạch sẽ. Năng suất nấm đạt từ 45-50% so với khối lượng bịch nấm.

Tổng thời gian thu hái nấm từ 65-75 ngày, mỗi bịch giá thể nấm có thể thu hái được 0,5-0,6 kg nấm, nấm ra thương xuyên ngưng ra rộ nhiều đợt, mỗi đợt ra khoảng một tuần sau đó ngừng khoảng 2-3 ngày. Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi  nhẹ và khô không còn khả năng ra nấm nữa thì  tháo bỏ xuống và có thể tận dụng để trộn tiếp với nguyên liệu hoặc được ủ làm phân bón vi sinh.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

CẨM NANG CHĂN NUÔI HEO - 0905727089

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất cao

Để có thể chăn nuôi lợn thịt mang lại kết quả, lợi nhuận cao, nhiều nông dân đã nghĩ ra cách trộn cám, tự sản xuất ra heo giống nhằm hạ thấp chi phí đầu tư. Công thức trộn cám sao cho có đủ hàm lượng dinh dưỡng cho heo mà còn phải có giá thành rẻ nữa. Dưới đây là Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất cao giúp bà con giảm bớt chi phí, giảm lỗ.
1. Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.
2. Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.
Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.
* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal 
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.
4. Phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).
– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.
5. Kỹ thuật cho ăn, uống
– Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
– Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
– Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
– Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
– Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
– Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
– Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
– Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
– Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào
 
6. Chuồng nuôi và vệ sinh
Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
7. Phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

KỸ THUẬT NUÔI GÀ TA THẢ VƯỜN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO - 0905727089


Mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cao cho nhiều hộ chăn nuôi.
Chăn nuôi gà ta thả vườn không khó nhưng để nuôi gà ta thành công mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu đòi hỏi bà con chăn nuôi phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, thường xuyên tham khảo báo đài, kinh nghiệm người đi trước áp dụng vào thực tế chăn nuôi hộ gia đình.
Để góp phần giúp các bạn chăn nuôi gà ta thả vườn đạt được hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu qua một số bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn mời các bạn tham khảo.

1. Khâu chuẩn bị điều kiện nuôi

  • Trước khi đem gà ta về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:
  • Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
  • Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
  • Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
  • Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
  • Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
  • Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
Chăn nuôi gà ta thả vườn không khó.
Chăn nuôi gà ta thả vườn không khó.

Chuẩn bị chuồng trại

Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
  • Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
  • Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
  • Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
  • Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

Chuẩn bị lồng úm gà con

  • Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà.
  • Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).

Chuẩn bị máng ăn

  • Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
  • Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
  • Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

Chuẩn bị máng uống

  • Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà

  • Gà rất thích tắm cát.
  • Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà.
  • Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Chuần bị dàn đậu cho gà

  • Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
  • Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
  • Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
  • Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà.
Nếu nuôi lấy thịt thì chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo...
Nếu nuôi lấy thịt thì chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo...

2. Chọn giống gà ta thả vườn

  • Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai...
  • Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,....
* Chọn gà con giống:
  • Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
  • Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.
  • Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
* Chọn gà đẻ giống:
  • Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
  • Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.
  • Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
  • Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.
  • Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

  • Nên vận chuyển gà ta con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
  • Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.
  • Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.
  • Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.
  • Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
  • Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.
  • Do tập tính của gà ta thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
  • Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.
Chú ý: Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.

4. Thức ăn cho gà ta

  • Gà ta thả vườn là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.
  • Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
  • Đối với gà ta thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà ta nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
  • Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
  • Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
  • Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
  • Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
  • Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
Chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
Chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.

5. Vệ sinh phòng bệnh

  • Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
  • Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

Những nguyên nhân gây bệnh

Gà ta còn non, gà bị yếu, giống gà cảm với bệnh.
Môi trường sống:
  • Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.
  • Nước uống không sạch.
  • Không khí, nhiệt độ không thích hợp....

Sức đề kháng của cơ thể gà

  • Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.
  • Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

* Vệ sinh phòng bệnh:
  • Thức ăn tốt.
  • Nước sạch.
  • Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
  • Chuồng nuôi sạch.
  • Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
  • Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
* Phòng bằng Vaccine:
  • Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:
  • Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
  • Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
  • Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
  • Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gà.
*Phòng bằng thuốc:
  • Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
  • Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...
  • Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ.

Phòng bệnh

  • Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê đúng quy trình - 0905727089

Việc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê sao cho đúng quy trình kỹ thuật là vấn đề quan trọng hàng đầu. Quyết định năng suất cũng như phẩm chất sản lượng cả phê trong cả một mùa thu hoạch có cao hay không.

Thu hoạch cà phê trên cây

Việc đầu tiên trước khi thu hoạch cà phê cần xác định độ chín của cà phê cần phải chín đúng tầm, để phẩm chất hạt cà phê đạt chuẩn thì cần thiết phải để cho quả chín đỏ hoặc là chín vừa. Không nên thu hoạch quả xanh cũng không để trái chín lẫn với trái chín nẫu hoặc là trái khô.
Kết quả hình ảnh cho thu hoạch cà phê đúng cách
Lượng hạt cà phê thu hoạch trái chín phải đạt 95% trở lên riêng đợt thu hoạch cuối cùng tỷ lệ trái chín có thể thấp hơn cũng được. Hái cà phê bằng phương pháp thủ công đó là dùng ngón tay bứt trái không được tuốt cành không được bứt nguyên cả chùm. Cần phải bảo vệ cành lá và nụ nhầm tránh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của vụ trồng sau, cà phê và đất không nên để lẫn vào nhau vì như vậy đất rất dễ bị nhiễm phải nấm và bệnh.
Sau khi thu hoạch cà phê từ trên cây về cần thực hiện việc chế biến phơi sấy ngay nếu không thực hiện kịp việc chế biến ngay lập tức hãy đổ cà phê ra nền gạch để cho nó được thông thoáng. Đổ không quá dày 30-40 cm càng không được ủ đống vì như vậy sẽ làm cho cà phê nóng lên, chúng bị lên men và bị đen, cà phê sau khi thu hoạch về không được để trong bao quá 24h đồng hồ.
Kết quả hình ảnh cho phơi cà phê
Sử dụng bao bì đừng cà phê tươi phải là loại bao bì sạch và phương tiện vận chuyển hạt cũng phải sạch sẽ.

Cách thức chế biến và bảo quản hạt cà phê

Cà phê được chế biến theo hai phương pháp đó chính là chế biến ướt và chế biến khô. Tùy vào từng chủng loại mà phương pháp chế biến cũng khác nhau ướt hoặc là khô.
  1. Chế biến ướt
Bước 1: Làm sạch tạp chất, sau thời điểm thu hoạch về cà phê cần phải được làm sạch sẽ tạp chất, chọn lọc những quả xanh, quả khô rồi loại bỏ cành lá rụng cùng với các lớp đất đá ở đây.
Bước 2: Xát vỏ cà phê bằng cách cho vào máy xát tươi tách vỏ còn trấu.
Bước 3: Lên men bằng phương pháp sinh học mục đích loại bỏ nhớt bằng cách ngâm rửa cà phê để chuyển sang công đoạn sấy.  Loại bỏ được nhớt cần phải rửa sạch để loại bỏ hết những phần sản phẩm phụ khác của quá trình lên men còn sót lại. Cà phê thóc sau khi được loại bỏ hết phần nhớt bên ngoài rồi được rửa sạch sẽ đây được gọi là cà phê thóc ướt.
Bước 4: Sấy khô bằng cách phơi trên sàn bê tông hoặc là sấy bằng điện, phơi nắng trong thời gian 4-5h đồng hồ, tùy thuộc vào độ ẩm và môi trường xung quanh. Nếu sấy khô bằng máy thì nhanh khô hơn nhưng lại tốn kém chi phí hơn so với việc khơi khô ngoài nắng khô tiếp tục cho vào máy để sấy phần vỏ trấu bên ngoài còn lại nhân đây là cà phê thương phẩm.
Bước 5: Cà phê khô sấy ra nhân sẽ được đóng bao cho vào kho để bảo quan trước khi xuất khẩu rang xay.
  1. Chế biến khô
Ngay sau khi cà phê thu hoạch xong để nguyên đem phơi khô nguyên cả vỏ cho đến khi nào độ ẩm của hạt giảm xuống còn 12-13% thì đưa cà phê cho vào máy xát để loại bỏ trấu cho ra cà phê nhân thành phẩm.
  1. Chế biến nữa ướt
Ngoài hai cách trên thì còn có cách chế biến lập lững giữa hai công đoạn đó là sau khi thu hoạch về cho vào máy xát tươi để đánh sạch đi được một phần nhớt rồi mang phơi khô, không ủ lên men mà cần phải rửa sạch sẽ hoàn toàn.
Quy trình thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê bao gồm tắt cả những quy trình trên, cách thức được gói gọn trong 3 cách mà chúng tôi trình bày. Hộ nông dân thấy cách nào tiện thì có thể sử dụng một trong ba cách đều được.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP - 0905727089


Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP

Global GAP (Global Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Hình ảnh có liên quan

Tiêu chuẩn Global GAP đảm bảo các yếu tố sau:

- Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học) 
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
- Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
- Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).
Một trong các mục tiêu chính của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp
Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi những người tạo ra sản phẩm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuẩn này để tạo ra sản phẩm chất lượng. Như vậy, khi áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất, cần thực hiện cơ bản các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất

- Vị trí trại sản xuất
- Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở vật chất
Kết quả hình ảnh cho trang thiết bị sản xuất thực phẩm
- Nhân sự
Hình ảnh có liên quan
- Vệ sinh

 Bước 2: Xây dựng bộ tài liệu “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP”

- Xây dựng kế hoạch HACCP
- Xây dựng sổ tay chất lượng
- Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
- Xây dựng quy trình  kiểm soát hồ sơ
- Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
- Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
- Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
- Xây dựng quy trình đào tạo
- Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
- Xây dựng quy trình sản xuất
- Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
- Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
- Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
- Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
- Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
- Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
- Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP

 Bước 3: Vận hành vào sản xuất

- Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất

- Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…

 Bước 4: Đánh giá nội bộ

 Bước 5: Đánh giá chính thức



Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.