Việc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê sao cho đúng quy trình kỹ thuật là vấn đề quan trọng hàng đầu. Quyết định năng suất cũng như phẩm chất sản lượng cả phê trong cả một mùa thu hoạch có cao hay không.
Thu hoạch cà phê trên cây
Việc đầu tiên trước khi thu hoạch cà phê cần xác định độ chín của cà phê cần phải chín đúng tầm, để phẩm chất hạt cà phê đạt chuẩn thì cần thiết phải để cho quả chín đỏ hoặc là chín vừa. Không nên thu hoạch quả xanh cũng không để trái chín lẫn với trái chín nẫu hoặc là trái khô.
Lượng hạt cà phê thu hoạch trái chín phải đạt 95% trở lên riêng đợt thu hoạch cuối cùng tỷ lệ trái chín có thể thấp hơn cũng được. Hái cà phê bằng phương pháp thủ công đó là dùng ngón tay bứt trái không được tuốt cành không được bứt nguyên cả chùm. Cần phải bảo vệ cành lá và nụ nhầm tránh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của vụ trồng sau, cà phê và đất không nên để lẫn vào nhau vì như vậy đất rất dễ bị nhiễm phải nấm và bệnh.
Sau khi thu hoạch cà phê từ trên cây về cần thực hiện việc chế biến phơi sấy ngay nếu không thực hiện kịp việc chế biến ngay lập tức hãy đổ cà phê ra nền gạch để cho nó được thông thoáng. Đổ không quá dày 30-40 cm càng không được ủ đống vì như vậy sẽ làm cho cà phê nóng lên, chúng bị lên men và bị đen, cà phê sau khi thu hoạch về không được để trong bao quá 24h đồng hồ.
Sử dụng bao bì đừng cà phê tươi phải là loại bao bì sạch và phương tiện vận chuyển hạt cũng phải sạch sẽ.
Cách thức chế biến và bảo quản hạt cà phê
Cà phê được chế biến theo hai phương pháp đó chính là chế biến ướt và chế biến khô. Tùy vào từng chủng loại mà phương pháp chế biến cũng khác nhau ướt hoặc là khô.
Bước 1: Làm sạch tạp chất, sau thời điểm thu hoạch về cà phê cần phải được làm sạch sẽ tạp chất, chọn lọc những quả xanh, quả khô rồi loại bỏ cành lá rụng cùng với các lớp đất đá ở đây.
Bước 2: Xát vỏ cà phê bằng cách cho vào máy xát tươi tách vỏ còn trấu.
Bước 3: Lên men bằng phương pháp sinh học mục đích loại bỏ nhớt bằng cách ngâm rửa cà phê để chuyển sang công đoạn sấy. Loại bỏ được nhớt cần phải rửa sạch để loại bỏ hết những phần sản phẩm phụ khác của quá trình lên men còn sót lại. Cà phê thóc sau khi được loại bỏ hết phần nhớt bên ngoài rồi được rửa sạch sẽ đây được gọi là cà phê thóc ướt.
Bước 4: Sấy khô bằng cách phơi trên sàn bê tông hoặc là sấy bằng điện, phơi nắng trong thời gian 4-5h đồng hồ, tùy thuộc vào độ ẩm và môi trường xung quanh. Nếu sấy khô bằng máy thì nhanh khô hơn nhưng lại tốn kém chi phí hơn so với việc khơi khô ngoài nắng khô tiếp tục cho vào máy để sấy phần vỏ trấu bên ngoài còn lại nhân đây là cà phê thương phẩm.
Bước 5: Cà phê khô sấy ra nhân sẽ được đóng bao cho vào kho để bảo quan trước khi xuất khẩu rang xay.
Ngay sau khi cà phê thu hoạch xong để nguyên đem phơi khô nguyên cả vỏ cho đến khi nào độ ẩm của hạt giảm xuống còn 12-13% thì đưa cà phê cho vào máy xát để loại bỏ trấu cho ra cà phê nhân thành phẩm.
Ngoài hai cách trên thì còn có cách chế biến lập lững giữa hai công đoạn đó là sau khi thu hoạch về cho vào máy xát tươi để đánh sạch đi được một phần nhớt rồi mang phơi khô, không ủ lên men mà cần phải rửa sạch sẽ hoàn toàn.
Quy trình thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê bao gồm tắt cả những quy trình trên, cách thức được gói gọn trong 3 cách mà chúng tôi trình bày. Hộ nông dân thấy cách nào tiện thì có thể sử dụng một trong ba cách đều được.
Trung tâm giám định và chứng
nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư
vấn tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét