Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP
Global GAP (Global Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Tiêu chuẩn Global GAP đảm bảo các yếu tố sau:
- Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học)
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
- Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
- Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).
Một trong các mục tiêu chính của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi những người tạo ra sản phẩm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuẩn này để tạo ra sản phẩm chất lượng. Như vậy, khi áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất, cần thực hiện cơ bản các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất
- Vị trí trại sản xuất
- Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở vật chất
- Nhân sự
- Vệ sinh
Bước 2: Xây dựng bộ tài liệu “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP”
- Xây dựng kế hoạch HACCP
- Xây dựng sổ tay chất lượng
- Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
- Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
- Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
- Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
- Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
- Xây dựng quy trình đào tạo
- Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
- Xây dựng quy trình sản xuất
- Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
- Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
- Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
- Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
- Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
- Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
- Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP
Bước 3: Vận hành vào sản xuất
- Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất
- Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
Bước 4: Đánh giá nội bộ
Bước 5: Đánh giá chính thức
Trung tâm giám định và chứng
nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư
vấn tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét